Biểu đồ Histogram có quan trọng hay không?
Histogram hay còn biết đến với Biểu đồ Histogram cho bạn những thông tin mới nhất cùng nhiều điều hơn hãy cùng chúng tôi tìm đọc bài viết bạn nhé.
Như đã biết, biểu đồ histogram trong máy ảnh số là một dạng biểu đồ biểu diễn số lượng điểm ảnh tương ứng với mức độ sáng tối của bức ảnh. Nó giúp chúng ta có thể đánh giá bức ảnh chụp, điều chỉnh các thông số kỹ thuật chụp ảnh để bức ảnh phơi sang tốt hơn.
Cách đánh giá ảnh bằng histogram
Histogram biểu thị ánh sáng tăng dần từ trái qua phải. Trục dọc biểu diễn số lượng điểm ảnh, các đỉnh càng cao thì càng có nhiều điểm ảnh ở khu vực đó và độ chi tiết càng nhiều. Trục ngang tính từ trái qua phải với mốc giá trị từ 0 đến 255 biểu diễn độ sáng của mỗi khu vực ảnh. Gốc giá trị 0 được coi là tối nhất tương ứng màu đen trong khi càng dịch sang phải giá trị này càng tăng, ngọn sáng nhất của ánh sáng ở giá trị 255. Khu vực giữa hai giá trị này có độ sáng trung bình.
Vậy nên biểu đồ histogram càng có nhiều điểm ảnh ở gần khu vực gốc (giá trị 0) thì ảnh càng tối, nhiều điểm ảnh ở gần khu vực ngọn 255 thì ảnh càng sáng. Một bức ảnh với độ sáng chuẩn thì khi đưa lên biểu đồ sẽ có dạng hình quả núi với đỉnh nằm trong khu vực sáng trung bình và thoải dần sang tận gốc hai bên trái phải của đồ thị.Hầu hết các máy ảnh hiện nay thì trục sáng tối được chia làm 5 phần đều nhau thể hiện khoảng sáng - tối ở khu vực đó. Khoảng ở giữa có mức sáng trung bình tức là có màu tương đồng mới màu ghi 18% gọi là stop 0. Hắt dần sang bên trái của khoảng này thì màu càng tối.
Với histogram, ta biết cần phải làm gì
Trong biểu đồ histogram, bạn nhìn thấy những điểm “gai” nằm trải dài hai bên “sườn núi” của biểu đồ, đó là biểu hiện của việc mất các chi tiết trong vùng ảnh tương ứng. Thường thì các vùng sườn dốc này không thể khắc phục được bằng phần mềm, đặc biệt là các vùng sáng, tuy nhiên bạn nên điều chỉnh phơi sáng sao cho biểu đồ có các điểm thể hiện ở cạnh phải thì bạn sẽ giữ được các chi tiết ở vùng sáng. Sẽ khá dễ để khôi phục một số chi tiết đổ bóng ở vùng tối và duy trì một bức ảnh “xem được” hơn là cố gắng tạo ra các chi tiết ở vùng sáng.
Trong một số trường hợp, sẽ không thể giữ cho biểu đồ nằm trong vùng chấp nhận được. Thường sẽ xaye ra hai trường hợp sau:
- Thứ nhất, khi bạn chụp ảnh trong những hoàn cảnh mà ánh sáng ở các thái cực như là khi bầu trời đang nắng chói chang, khi hoàng hôn đang rực cháy hoặc khi bóng đêm đã sập xuống rất tối mà không có ánh sáng hỗ trợ, hoặc khi bạn ở bên trong một ngôi nhà và đang chụp hướng về phía bên ngoài cửa sổ với ánh sáng chói lòa. Lúc này, biểu đồ này sẽ không đều khi dàn trải mà sẽ có những cột sáng, hoặc cột tối, hoặc cả hai cột sáng hoặc tối ở hai bên, trong khi khoảng giữa thì hầu như không có chi tiết.
- Thứ hai, có những bức ảnh mà dải sáng tối không chạm tới hai cạnh bên của biểu đồ, như vậy có nghĩa là bức ảnh bị thiếu thông tin. Tức là hai bên mép bức ảnh thiếu mạnh hoặc không có chi tiết. Bạn có thể sử dụng các chế độ hay các kỹ thuật Image Merge hoặc Blend, HDR trong Photoshop, bạn có thể nén độ tương phản của cảnh để các chi tiết nằm trong biểu đồ histogram và do đó có chi tiết ở tất cả các vùng. Tìm hiểu thêm những thông tin mới tại Điện máy Bình Minh cho bạn những thông tin phù hợp.