Your slogan here

Đèn flash trong máy ảnh

 Đèn flash một bộ phận không thể thiếu của máy ảnh nhất là máy ảnh chuyên nghiệp cùng tìm hiểu thêm thống tin mới bạn nhé. Khi chụp trong môi trường lờ mờ hoặc tối, chúng ta phải tự tạo ra nguồn sáng để đảm bảo bức hình hiển thị rõ ràng nhất có thể. Và thiết bị hỗ trợ ánh sáng tốt nhất cho máy ảnh trong những trường hợp này chính là đèn flash. 

>> Xem thêm:  Máy ảnh canon và Sony A6400

Đèn flash trong máy ảnh

>> Sản phẩm mới: Canon eos RP và 


Đèn flash tích hợp sẵn chỉ có mặt trong cácmáy ảnh du lịchhoặc các dòng máy bán chuyên. (Loại đèn flash ngoài mà các máy ảnh chuyên nghiệphay sử dụng là một loại riêng và chúng ta sẽ đề cập trong bài viết khác). Không chỉ được dùng trong những trường hợp chụp điều kiện ánh sáng yếu như ban đêm, trong nhà, bóng râm, đèn flash còn được sử dụng trong các trường hợp chụp chuyển động, ngoài trời, nơi bạn muốn làm mềm bóng mắt và bóng tối dưới cằm của chủ đề trong ánh nắng khắc nghiệt như giữa trưa. 

Đèn flash trong máy ảnh


Khẩu độ ống kính và độ nhạy sáng của cảm biến máy ảnh là các yếu tố quyết định đến sự phơi sáng và tầm hiệu quả của đèn flash chứ không bị ảnh hưởng bởi tốc độ chụp. Tuy nhiên, như chúng ta đã biết: khi chụp với flash, cảm biến máy ảnh sẽ đồng thời nhận được hai nguồn sáng song song nhau, một là của đèn flash, hai là từ môi trường tự nhiên. Trong khi đó, việc thu nhận ánh sáng từ môi trường tự nhiên lại bị chi phối bởi tốc độ chụp. Do đó, để kiểm soát lượng ánh sáng mà cảm biến nhận được từ tự nhiên trong quá trình sử dụng đèn flash, người dùng có thể thay đổi tốc độ chụp. Hiện nay, nhiều máy ảnh tiên tiến cho phép người dùng điều khiển cường độ của đèn flash. Để ảnh không bị cứng và trông tự nhiên hơn, bạn nên giảm cường độ đèn lại và bù sáng thêm bằng cách đặt tốc độ màn trập chậm hơn hoặc mở khẩu độ rộng ra.

Đèn flash trong máy ảnh

Đèn flash chỉ chiếu sáng ở một góc cố định và chỉ có tác dụng lên chủ thể chính cùng khung cảnh xung quanh chứ không có tác dụng lên hậu ảnh nếu hậu cảnh quá xa chủ thể chính. Chính vì tạo ra một ánh sáng tương phản cao, các bức ảnh chụp với đèn flash thường có điểm nhấn rõ ràng về đối tượng và xuất hiện bóng tối phía sau. Phạm vi bao phủ của đèn là 4m trở lại. Cứ mỗi khi khoảng cách từ đèn flash đến đối tượng tăng 1,4 lần, ánh sáng của flash rọi lên đối tượng sẽ giảm đi một nửa. Bạn có thể cải thiện phạm vi làm việc đèn flash bằng cách thay đổi các thiết lập ISO lên cao hơn. Ví dụ, để tăng gấp đôi phạm vi làm việc của đèn flash, hãy sử dụng ISO 400 thay vì cài mức ISO tiêu chuẩn 100. Nhưng chú ý một điều rằng chế độ này là gần như vô dụng khi bạn zoom ống kính máy ảnh với mức tiêu cự lớn nhất. 

Một vấn đề phổ biến với hầu hết các máy ảnh có tích hợp sẵn đèn flash bên trong là hiện tượng mắt đỏ. Vấn đề này là do việc bố trí đèn flash quá gần ống kính: ánh sáng chiếu đến mắt và các mạch máu ở võng mạc phản chiếu màu đỏ lại rồi bị ống kính chụp được. Hầu hết các máy ảnh được tích hợp sẵn đèn flash hiện nay đều có một chế độ giảm mắt đỏ. Cơ chế của nó như sau: đèn flash của máy ảnh nháy hai lần. Lần thứ nhất, đèn flash nháy trước khi bức ảnh được chụp để đồng tử của đối tượng được chụp giãn ra và quen dần với ánh sáng. Sau đó, đèn flash mới nháy chính thức và máy ảnh bắt đầu chụp hình. Tìm hiểu thêm thông tin mới tại Điện máy Bình Minh bạn nhé.
This website was created for free with Own-Free-Website.com. Would you also like to have your own website?
Sign up for free